Cập nhật giá nông sản hôm nay (23/5), giá cà phê giảm nhẹ từ 100-200 đồng/kg. Trong khi giá tiêu hôm nay vẫn không có biến động so với phiên giao dịch hôm qua.
Giá cà phê hôm nay (23/5) giảm nhẹ từ 100-200 đồng/kg
Theo khảo sát giá cà phê nguyên liệu ở Tây Nguyên hôm nay (23/5) giảm nhẹ từ 100-200 đồng/kg so với hôm qua.
Giá cà phê hôm nay (23/5) giảm nhẹ từ 100-200 đồng/kg.
Cụ thể, giá cà phê hôm nay tại huyện Bảo Lộc (Lâm Đồng) không thay đổi vẫn ở mức 36.300 đồng/kg. Tương tự tại huyện Di Linh (Lâm Đồng) và Lâm Hà (Lâm Đồng) giá cà phê hôm nay cũng không có biến động vẫn dao động ở mức 36.200 đồng/kg.
Trong khi giá cà phê hôm nay tại tỉnh (ĐắkLắk) lại ghi nhận giảm nhẹ 100 đồng/kg, với huyện huyện Cư M'gar, Ea H'leo (ĐắkLắk) giá cà phê xuống 36.800 đồng/kg, còn tại huyện Buôn Hồ (ĐắkLắk) giá cà phê xuống 36.700 đồng/kg so với hôm qua.
Tại tỉnh Gia Lai giá cà phê cũng báo giảm 200 đồng/kg xuống 37.000 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Đắk Nông, Kon Tum giá cà phê hôm nay đồng loạt giảm nhẹ 100 đồng/kg xuống giao dịch trong khoảng 36.700 đồng/kg.
Như vậy, giá cà phê nguyên liệu ở Tây Nguyên đang được thu mua trong khoảng từ 36.200 đồng/kg đến 37.000 đồng/kg.
Giá tiêu đi ngang
Theo khảo sát, giá hồ tiêu ngày 23/5/2018 vẫn không có biến động so với phiên giao dịch hôm qua.
Giá tiêu đi ngang.
Cụ thể, tại tỉnh như ĐắkLắk, Đắk Nông, Bình Phước giá hồ tiêu vẫn đang ở mức 58.000 đồng/kg.
Còn tại Gia Lai, Đồng Nai, hồ tiêu vẫn được thương lái thu mua trong khoảng giá 57.000 đồng/kg.
Giá hồ tiêu ở Bà Rịa-Vũng Tàu dao động ở mức 59.000 đồng/kg. Đây là mức giá cao nhất trong toàn khu vực.
Như vậy, tính trung bình, giá hồ tiêu toàn miền vẫn được thu mua trong khoảng 57.000 - 59.000 đồng/kg.
Tình trạng giá thấp và biến động không ngừng đã khiến các DN xuất khẩu, nhà cung ứng trong nước đều chịu rủi ro cao do có một số DN bán đón. Việc này có thể có lợi cho một số DN do giá xuống nhưng số chung trong từng thời điểm đã gặp rủi ro, tình trạng "xù" hàng, không thanh toán hợp đồng đã xảy ra liên tục.
Bên cạnh đó là sức ép cạnh tranh ghê gớm với hồ tiêu các nước khác như Indonesia, Brazil... Nguyên nhân là do hồ tiêu các nước này chất lượng tốt hơn lại được chào giá hấp dẫn hơn trong khi hàng loạt rào cản kỹ thuật của các thị trường nhập khẩu lại đang ngày một nâng lên.
Trong bối cảnh đó, ông Hoàng Phước Bính, Phó Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê (Gia Lai) khuyến cáo nông dân nên ngưng trồng mới hồ tiêu. Thay vào đó, nên tập trung chăm sóc vườn tiêu hiện có theo hướng bền vững, hạn chế tối đa việc sử dụng các loại thuốc hoá học để phòng trừ sâu bệnh, không để dư lượng trong hạt tiêu… nhằm nâng cao chất lượng hồ tiêu để đạt được giá tốt nhất trong giao dịch thương mại.
Nhận xét
Đăng nhận xét