Điều các thí sinh đang quan tâm lúc này là vậy thời gian xét tuyển đại học năm 2018


Cập nhật tin tức 60 giây với những thông tin về kết quả tuyển sinh đại học cao đẳng buổi sáng hôm nay.

Điều các thí sinh đang quan tâm lúc này là vậy thời gian xét tuyển đại học năm 2018 có bị ảnh hưởng gì không? Bộ GD&ĐT có phương án nào để lùi lại thời gian xét tuyển để chắt lọc được những em có điểm số thực chất...
Các thí sinh vừa thi xong kỳ thi THPT quốc gia tham dự Ngày hội tư vấn xét tuyển ĐH, CĐ năm 2018 tại ĐH Bách khoa Hà Nội hôm 15/7. Ảnh: Đình Tuệ.


Trao đổi với chúng tôi, lãnh đạo Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD&ĐT) cho biết: "Trước những thông tin mà báo chí mới cập nhật những ngày vừa qua, tôi cảm thấy rất buồn vì những sự việc đó. Tuy nhiên, nếu so với hơn 600.000 thí sinh dự thi để đăng ký xét tuyển vào ĐH, CĐ năm nay thì số lượng thí sinh vi phạm không quá nhiều nên không bị ảnh hưởng lắm.

Ở Hà Giang, các thí sinh cũng đã được trả lại điểm số thực chất của mình sau khi tổ công tác chấm thẩm định lại một số bài thi. Điểm sau đó sẽ được nhập lên hệ thống, các trường đại học lấy đó làm căn cứ để xét tuyển. Tới ngày 26/7, các thí sinh vẫn còn có thể thay đổi nguyện vọng được nên lúc đó mới xét tuyển được.

Nếu được thì có thể làm nhanh để các cháu có liên quan trong sự việc có thể thay đổi nguyện vọng. Nếu không thì sẽ giải quyết như phúc khảo. Cái này so với cả hệ thống thì không nhiều cho nên lịch xét tuyển sẽ vẫn không thay đổi. Bài thi tự luận ở Lạng Sơn thì cũng ít nên sẽ không ảnh hưởng đến kế hoạch xét tuyển chung. Nói chung, sau sự việc lần này ở một số địa phương, cái ảnh hưởng nhất chính là niềm tin".
Thi ở trường hay ở địa phương đều tiềm ẩn nguy cơ

Trước thực tế có một số trường đại học thực hiện phương án thi đánh giá năng lực đầu vào, vị lãnh đạo Bộ GD&ĐT cũng chưa hẳn đồng tình 100%. Bởi hình thức này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Rồi việc quản lý tiêu cực ở các trường ra sao? Quy trình từ khâu chọn người, làm đề, tổ chức thi, chấm thi... ở các trường có chắc chắn là nghiêm túc không?

Chỉ sợ sẽ chuyển từ dạng này sang dạng kia, chuyển từ kiểm soát được sang không kiểm soát được. Kỳ thi 2 chung này vẫn có các quy trình chung như thanh tra, kiểm tra... Để các trường tổ chức thi thì vẫn tiềm ẩn nguy cơ khác. Nó có cái tốt nhưng nó cũng có mặt trái, quan trọng là mình có thể nhìn thấy mặt trái và có cơ chế kiểm soát được mặt trái của nó.

Ví dụ như: Đưa về từng tỉnh thì các cháu không phải đi, nhưng mặt trái là bệnh thành tích, địa phương chi phối, con em của lãnh đạo đều có thể chi phối. Có thể mình quá tin cậy vào địa phương trong khi họ chưa đáng tin tới mức đó. Do vậy, để giải quyết được vấn đề này đòi hỏi cần có sự tính toán, cân nhắc kĩ giữa các phương án.
PGS.TS Lưu Văn An - Phó Giám đốc Học viện Báo chí & Tuyên truyền. Ảnh: Đình Tuệ.



Nhận xét