Trái phiếu doanh nghiệp bất động sản nóng trở lại

  Cuộc đua phát hành trái phiếu của nhóm doanh nghiệp bất động sản dần nóng trở lại trong thời gian gần đây. Trong đó, một lượng vốn lớn được huy động để cơ cấu lại các khoản nợ cho thấy rủi ro ngày càng gia tăng.

Nguồn tin: https://vietnambiz.vn/trai-phieu-doanh-nghiep-bat-dong-san-nong-tro-lai-20210922150819341.htm

Hơn 4,6 tỷ USD trái phiếu BĐS trong 8 tháng đầu năm  

Theo Tổng Thư ký Hiệp hội Thị trường Trái phiếu Việt Nam, thị trường trái phiếu Việt Nam có tốc độ tăng trưởng 30% trong 10 năm qua, thuộc top thị trường cao nhất châu Á. Trong ba năm gần đây, việc huy động trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) có lúc vượt quy mô huy động từ trái phiếu chính phủ.

Theo phân tích của nhóm chuyên gia Fiin Group, phần lớn các doanh nghiệp BĐS không có tài sản thế chấp để vay vốn ngân hàng nên TPDN dần trở thành kênh huy động vốn thay thế.

Thực tế cũng cho thấy một số doanh nghiệp đã có sự chuyển dịch cơ cấu vốn vay từ ngân hàng sang kênh TPDN trong hai năm trở lại đây như Novaland (Mã: NVL), Vinhomes (Mã: VHM), CII, BĐS An Gia (Mã: AGG), Cen Land (Mã: CRE),...

Sau giai đoạn chững lại vào cuối năm ngoái bởi những quy định siết chặt, thị trường TPDN bắt đầu nóng trở lại trong vài tháng gần đây, đặc biệt ở nhóm doanh nghiệp bất động sản (BĐS).

Thống kê của Hiệp hội thị trường trái phiếu Việt Nam (VBMA) cho thấy, các doanh nghiệp BĐS xếp thứ hai về giá trị TPDN phát hành trong 8 tháng đầu năm (sau nhóm ngân hàng) với khoảng 107.980 tỷ đồng (hơn 4,6 tỷ USD), tương đương 35% tổng giá trị phát hành của toàn thị trường.

Bên cạnh đó, có ba doanh nghiệp đã niêm yết trái phiếu ở thị trường quốc tế với tổng quy mô vốn 1 tỷ USD gồm Vingroup (500 triệu USD), Bim Land (200 triệu USD) và Novaland (300 triệu USD).

Trái phiếu trong nước (mặt trước); trái phiếu quốc tế (mặt sau). Click vào ảnh để xem mặt sau.

Dòng vốn lớn từ trái phiếu để M&A dự án, cơ cấu nợ, đảo nợ  

Phần lớn các thương vụ trái phiếu quy mô lớn được thực hiện trong quý II và quý III, phục vụ đồng thời hai mục đích M&A dự án và cơ cấu nợ, đảo nợ.

Nhận xét