Doanh nghiệp khai thác khu đất 28 ha Bãi Sau Vũng Tàu kinh doanh ra sao?

  Khu đất vàng 28 ha ở Bãi Sau Vũng Tàu mà UBND TP Vũng Tàu vừa ra thông báo thu hồi trong tháng 3 tới đây do Công ty Xây lắp tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu, nay là CTCP Bất động sản và Đầu tư VRC (Mã: VRC) quản lý, khai thác.

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/doanh-nghiep-khai-thac-khu-dat-28-ha-bai-sau-vung-tau-kinh-doanh-ra-sao-20220214212710655.htm

Đất vàng Bãi Sau do VRC khai thác sẽ bị thu hồi

Theo kết luận của Thanh tra tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, VRC đã cho 8 doanh nghiệp thuê lại bãi tắm Thùy Vân. Các doanh nghiệp này sau đó cho nhiều công ty du lịch thuê hạ tầng và đất nhưng không ký hợp đồng. Tính đến cuối năm 2017, các doanh nghiệp chưa nộp đầy đủ tiền thuê đất với tổng số tiền hơn 320 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, kết luận của Thanh tra cũng chỉ ra hầu hết doanh nghiệp thuê đất ở bãi tắm Thùy Vân đều có các công trình xây dựng trái phép, không phép. Thanh tra đã kiến nghị tỉnh phá dỡ những công trình xây dựng không phù hợp với quy hoạch và xử lý vi phạm hành chính.

Tại buổi làm việc với UBND TP Vũng Tàu mới đây, một số doanh nghiệp đồng ý trả mặt bằng, còn một số khác đề nghị được thuê đất để tiếp tục kinh doanh nhưng không được TP Vũng Tàu đồng ý.

Khi bước sang lĩnh vực bất động sản (BĐS) vào năm 1996, CTCP Bất động sản và Đầu tư VRC (Mã: VRC) được UBND tỉnh giao khoảng 32.000 m2, tương ứng 450 m đường bờ biển ở Bãi Sau, nằm cạnh khu du lịch Biển Đông đường Thùy Vân để cải tạo, xây dựng bãi tắm Thùy Vân.

Sau khi xây dựng hoàn chỉnh thành bãi tắm du lịch (có nhà hàng, khách sạn, hồ bơi, nhà tắm nước ngọt,…), VRC cho các doan nghiệp du lịch thuê lại.

Tính đến năm 2010, VRC thông tin cho một doanh nghiệp là Công ty Du lịch Phúc Gia khai thác kinh doanh tại bãi tắm này với doanh thu 2,8 tỷ đồng mỗi năm (tương đương 10% doanh thu của VRC, theo BCTC hợp nhất kiểm toán 2010 của doanh nghiệp).

Đến khi hợp đồng cho thuê với Phúc Gia kết thúc vào năm 2011, VRC cho biết doanh nghiệp có kế hoạch cải tạo, sửa chữa lại bãi tắm. Tuy nhiên, cũng kể từ thời điểm này trở đi, dự án bãi tắm Thùy Vân không được VRC nhắc đến ở các bản công bố thông tin.

Gần đây nhất, UBND TP Vũng Tàu thông tin cơ quan chức năng sẽ thu hồi mặt bằng, buộc các doanh nghiệp phải bàn giao hạ tầng dọc khu vực 28 ha Bãi Sau (bãi tắm Thùy Vân) trước ngày 15/3, sau đó giao Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu lên phương án tổ chức đấu giá.

Loạt dự án bất động sản của VRC

Bên cạnh khu đất 28 ha ở Bãi Sau, VRC còn tham gia phát triển nhiều dự án ở Bà Rịa - Vũng Tàu như: Chung cư 22 tầng Thùy Vân; Chung cư, khách sạn 172 Hoàng Hoa Thám; Chung cư 145 Phan Chu Trinh; Khu nhà ở 52G (phường 11, TP Vũng Tàu); Chung cư lô D; Nhà liên kế lô C, khu dịch vụ du lịch lô E, trung tâm thương mại (TTTM) huyện Tân Thành; Cảng Phú Mỹ và Khu nhà ở (phường Phú Thuận, quận 7, TP HCM).

Riêng tại khu dân cư quận 7, VRC từng có kế hoạch phân lô bán nền vào những năm 2014-2015 với diện tích hoảng 70 m2/lô và giá bán 15 triệu đồng/m2, tương đương mỗi lô đất có giá dưới 1 tỷ đồng.

Kết quả kinh doanh của VRC đi xuống sau niêm yết

Năm 2010, VRC niêm yết trên Sở Giao dich Chứng khoán TP HCM (HOSE). Kết quả kinh doanh trong năm đạt đỉnh lịch sử khi doanh thu thuần xấp xỉ 218 tỷ đồng và lãi ròng gần 71,8 tỷ đồng.

Tình hình kinh doanh của VRC giữ nhịp ổn định chỉ một năm sau kể từ khi niêm yết, được đóng góp bởi hoạt động chuyển nhượng các căn hộ tại chung cư 22 tầng Thùy Vân và mảng xây lắp (đóng góp hơn 51% doanh thu trong năm 2011).

Như người viết đã đề cập, VRC còn nguồn thu từ cho thuê một số dự án: Nhà nghỉ Hồng Ngọc tại số 145 Phan Chu Trinh (350 triệu đồng/năm), 2 ha đất tại cảng Phú Mỹ (1,6 tỷ đồng/năm), Bãi Sau (2,8 tỷ đồng/năm).

Những năm sau đó, kết quả kinh doanh của VRC bắt đầu lao dốc và liên tục không hoàn thành kế hoạch kể từ năm 2012 cho đến nay. Giai đoạn 2012-2014, lãi ròng của doanh nghiệp chưa đến 1 tỷ đồng, thậm chí lỗ ròng hơn 5 tỷ đồng vào năm 2015.

Doanh nghiệp được giao 28 ha đất vàng ở Bãi Sau Vũng Tàu kinh doanh ra sao? - Ảnh 2.

Theo giải trình của doanh nghiệp tại các kỳ ĐHĐCĐ thường niên, thị trường BĐS giai đoạn này rơi vào khó khăn khiến lợi nhuận mua bán nhà - hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp giảm mạnh. "Công ty sẵn sàng giảm giá bán đến 50% nhưng vẫn không có khách hàng hỏi mua", HĐQT VRC từng cho biết.

Đồng thời, mảng xây lắp không phá

Nhận xét